Tin nội bộ
Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn đỏ hay không?Hóa đơn điện tử hay còn được gọi là hóa đơn VAT. Theo quy định của bộ Tài Chính tại thông tư 119/2014/TT-BTC, hóa đơn VAT được hiểu là loại hóa đơn dành cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện kê khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên, các tổ chức kể trên sẽ không bao gồm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực: - Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa - Vận tải quốc tế - Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp khác được coi như xuất khẩu như xuất khẩu tại chỗ, gia công chuyển tiếp… Theo luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, phương pháp khấu trừ sẽ được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh đáp ứng điều kiện theo quy định: - Cơ sở kinh doanh có tổng doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong cả năm từ 01 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên sẽ không bao gồm hộ và cá nhân kinh doanh. - Các cơ sở kinh doanh có doanh thu dưới 01 tỷ nhưng tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ, trừ các hộ và cá nhân kinh doanh. Từ quy định trên, có thể thấy, hộ kinh doanh không kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Vậy đối tượng này sẽ không được xuất hóa đơn đỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho hộ kinh doanh cá thể thì sao? Trường hợp này, doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn VAT cho hộ kinh doanh nếu doanh nghiệp đó kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Và trường hợp doanh nghiệp xuất hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể này, hóa đơn là của doanh nghiệp, tính vào số hóa đơn trong kỳ của doanh nghiệp đó nên có thể xuất hóa đơn VAT hoàn toàn bình thường. Hướng dẫn xuất hóa đơn cho hộ kinh doanhTrong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Theo quy định tại điều 11 thông tư số 39/2014/TT-BTC, số thuế mà hộ kinh doanh phải nộp sẽ được tính bằng doanh thu nhân với tỷ lệ % theo luật định. Hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn đỏ nhưng có thể xuất hóa đơn GTGT theo tháng và hóa đơn này phải mua từ cơ quan thuế: - Cơ quan thuế sẽ bán cho hộ kinh doanh tối đa 01 quyển trong lần đầu tiên. Quyển hóa đơn này gồm 50 số/ loại hóa đơn. - Từ lần thứ 2 trở đi, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn và tình hình kê khai nộp thuế của hộ kinh doanh đó. Đồng thời, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra việc hộ kinh doanh đề nghị mua hóa đơn. Từ đó, cơ quan thuế sẽ tiến hành bán hóa đơn cho hộ kinh doanh. Tuy nhiên, số hóa đơn bán ra sẽ không nhiều hơn số hóa đơn mà hộ kinh doanh đã sử dụng trong tháng trước đó. - Trong trường hợp hộ kinh doanh không mua hóa đơn theo quyển nhưng có nhu cầu mua hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế sẽ cung cấp hóa đơn lẻ theo từng lần phát sinh. Với trường hợp này, hộ kinh doanh sẽ không phải nộp tiền cho cơ quan thuế. - Trường hợp hộ kinh doanh cá thể sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu khi chưa hết tháng, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào số hóa đơn mà hộ kinh doanh đó đã sử dụng và thời gian sử dụng. Từ đó quyết định số lượng hóa đơn cho những lần tiếp theo. - Với các hộ kinh doanh cá thể đang mua hóa đơn tại cơ quan thuế nếu muốn tự đặt in hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn điện tử thì sao? Trường hợp này, doanh nghiệp phải dừng sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế. Thời gian tạm dừng sẽ được tính từ ngày bắt đầu chuyển sang sử dụng hóa đơn tự in/ hóa đơn điện tử. hủ tục xuất hóa đơn cho hộ kinh doanhHộ kinh doanh cá thể không được xuất hóa đơn VAT. Vậy xuất hóa đơn cho hộ kinh doanh như thế nào? Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh cá thể chỉ có thể xuất hóa đơn theo quyển hoặc hóa đơn lẻ từng số được cơ quan thuế cung cấp. Trong trường hợp muốn xuất hóa đơn VAT, hộ kinh doanh phải tiến hành làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể. Sau đó tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc tỉnh, thành phố nơi đặt trụ ở công ty. Một người đăng ký không thể đồng thời đứng tên cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Vì thế, bạn cần tiến hành làm thủ tục giải thể trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và phát hành hóa đơn VAT. Trên đây là các quy định của pháp luật về việc xuất hóa đơn cho hộ kinh doanh. Cách xuất hóa đơn và loại hình hóa đơn của hộ kinh doanh sẽ khác với nhiều đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ khác. Vì thế, hãy lưu ý tới các quy định của pháp luật để việc xuất hóa đơn hiệu quả, chính xác hơn nhé. Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử TCT-INVOICE TẠI ĐÂY |
Hóa đơn điện tử có mã và không mã
Theo luật, doanh nghiệp (DN) được lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã và không có mã của cơ quan thuế, nhưng nhiều DN cho biết trên thực tế họ bị cơ quan thuế "ép" sử dụng loại có mã dù không thuộc dạng rủi ro cao.Giám đốc một DN có trụ sở tại quận 3 (TP.HCM) cho biết vừa qua DN của ông nhận được tờ khảo sát từ chi cục thuế, trong khảo sát có câu hỏi DN có thuộc 15 ngành nghề gồm: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, thương mại điện tử, siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt... hay không. Nếu thuộc những ngành nghề này mới được lựa chọn giữa sử dụng HĐĐT có mã và không có mã. Ngược lại, DN buộc phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Theo vị giám đốc này, tại điều 91 Luật quản lý thuế lại quy định ngoài 15 ngành nghề trên thì DN, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm đáp ứng lập, tra cứu HĐĐT, lưu trữ dữ liệu theo quy định... cũng thuộc diện không phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, trừ trường hợp DN thuộc diện rủi ro cao. "Công ty tôi đáp ứng các điều kiện trên. Nhưng hiện nay tại TP.HCM, cơ quan thuế chỉ chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế đối với các DN ở 15 lĩnh vực nêu trên và buộc công ty tôi sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế là không phù hợp với Luật quản lý thuế", vị giám đốc này bức xúc nói. Nhiều DN cũng phản ứng quyết liệt với việc này. Chị Mỹ Ngọc, kế toán trưởng một DN tại quận 8, cho rằng có việc bắt buộc gần như toàn bộ DN phải sử dụng hóa đơn có mã (trừ DN thuộc 15 ngành nghề liệt kê ở trên). Luật cho nhưng cơ quan thuế lại không Chị Mỹ Ngọc lo ngại: bán hàng trên các sàn thương mại điện tử và cả bán trực tiếp, có khi chỉ trong 1 tiếng phải giao hàng, 1 sàn thương mại điện tử 1 ngày có đến mấy ngàn đơn hàng, mà mỗi lần xuất hóa đơn là phải xếp hàng chờ cơ quan thuế cấp cho 1 cái mã thì mới xuất được hóa đơn. Như vậy là mọi người cùng chờ và khả năng xảy ra nghẽn mạch rất cao. Trong khi đó, ngày nào hệ thống nghẽn là ngày đó DN nghỉ làm ăn vì không xuất được hóa đơn. Mặt khác, dù là HĐĐT nhưng DN vẫn phải in chuyển đổi để vận chuyển trên đường. "Nếu trong trường hợp nghẽn mạch không xuất được hóa đơn, hàng hóa bị bắt thì ai sẽ chịu rủi ro?", chị Mỹ Ngọc hỏi. Cũng theo chị Ngọc, cả nước có hơn 600.000 DN, riêng TP.HCM hơn 200.000 DN, vậy khi nhu cầu cùng đổ dồn về thì hệ thống nào chịu nổi? Do vậy với quy định chặt chẽ như vậy thì không khéo cải tiến thành cải lùi. Rồi khi xảy ra tình trạng nghẽn mạch thì DN gọi ai, cơ quan nào sẽ đứng ra xử lý, nhất là ngoài giờ hành chính. Liệu có tổng đài như call center 24/7 của ngân hàng hay không? "Thông tư 78 quy định rõ ràng trường hợp nào rủi ro cao, trong khi cơ quan thuế lại "quơ đũa cả nắm" như vậy khiến DN rất bị động. Chưa kể với quy định này còn vô hiệu hóa cả thông tư của Bộ Tài chính", chị Ngọc nói thêm. Cơ quan thuế: thuận lợi Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thái Minh Giao, cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho hay việc áp dụng HĐĐT có mã hay không có mã theo hướng dẫn từ Tổng cục Thuế. Trước thắc mắc của DN, ông Giao cho hay khi áp dụng hóa đơn có mã, cơ quan thuế... không xem DN thuộc diện rủi ro cao. Theo ông Giao, mã của cơ quan thuế gồm 34 ký tự được tạo ngẫu nhiên, duy nhất và bảo mật. Thông tin của HĐĐT có mã đã gửi cho người mua thì ngay lập tức có dữ liệu trên cổng thông tin điện tử ngành thuế và cơ quan chức năng tra cứu được khi kiểm tra hàng hóa lưu thông. Việc DN trích dẫn điều khoản cho phép DN ngoài 15 ngành nghề được sử dụng HĐĐT không mã cơ quan thuế, ông Lưu Đức Huy, vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế), xác nhận: điều 91 của Luật quản lý thuế số 38, bên cạnh DN kinh doanh 15 ngành nghề trên thì các DN, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập HĐĐT đáp ứng lập, tra cứu, lưu trữ dữ liệu HĐĐT theo quy định (và bảo đảm việc truyền dữ liệu HĐĐT đến người mua và đến cơ quan thuế) thì được sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao. Về lo ngại nghẽn mạng, ông Huy xác nhận thời gian đầu triển khai vừa qua có một số vướng mắc liên quan đến đường truyền và phần mềm, tuy nhiên đã nhanh chóng nâng cấp ứng dụng và giải đáp vướng mắc. Không chỉ giúp DN tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành, lưu giữ, ông Đậu Anh Tuấn - trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp VN - nhận định những DN làm ăn bài bản, minh bạch sẽ có lợi thế hơn, thu ngân sách cũng sẽ tăng, tránh tình trạng hóa đơn giả khi hóa đơn đã được cơ quan thuế xác thực. Tuy nhiên, ông Tuấn đề nghị ngành thuế có giải pháp xử lý nghẽn mạng, đặc biệt là bảo mật thông tin không bị lộ để DN yên tâm sử dụng. Chi phí khi chuyển đổi HĐĐT cũng cần hợp lý vì phần đông DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. |
Hóa đơn giấy từ 1-7-2022 mới khai tử
Kết nối TCT-Invoice với TCT
Chương trình triển khai thí điểm kết nối TCT-Invoice
của các đơn vị kinh doanh với cơ quan thuế xuất phát từ Nghị định 119
về hóa đơn điện tử, trong đó có nội dung hóa đơn được khởi tạo từ máy
tính tiền, nghĩa là những hóa đơn được in ra từ máy tính tiền có kết nối
với cơ quan thuế, cũng được coi là hóa đơn điện tử. Trong cuộc gặp giữa đại diện Tổng cục Thuế (TCT) với các hộ kinh doanh ở quận 5, TP.HCM, băn khoăn lớn nhất của các hộ là kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế để làm gì, có phải để cơ quan thuế quản lý chặt hơn doanh thu của họ hay không, việc kết nối này có bị bắt buộc hay không, nếu thực hiện họ được quyền lợi gì, có bị phát sinh thêm chi phí hay không… Theo lộ trình, đến tháng 11/2020, 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên toàn quốc sẽ không còn sử dụng hóa đơn giấy, phải chuyển sang hóa đơn điện tử. Thời gian để chuyển đổi cách thức này không còn nhiều, nhưng theo ghi nhận đến thời điểm này, hạ tầng công nghệ vẫn chưa thể đáp ứng đồng bộ. Vụ Quản lý thuế cho biết, tại địa bàn thí điểm, tùy tình hình thực tế, ngành Thuế sẽ kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ thiết bị từ ủy ban, các nhà cung cấp… để cung cấp miễn phí một số máy tính tiền cho người nộp thuế khi sử dụng trong thời gian thí điểm này. Thông tin liên hệ Công ty TCT-INVOICE Địa chỉ: 114-116 Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM Số điện thoại: 0938.090.346 Email: admin@innamphuong.com Website: hoadondientu.innamphuong.com |
Chuyển đổi HDDT nên chủ động sớm
Trong thời buổi công nghệ số phát triển, doanh nghiệp khẩu trang y tế có nhiều cơ hội
nhưng cũng đồng nghĩa với đó là thách thức ngày càng cao. Nếu một doanh
nghiệp không chịu thay đổi và đứng yên trong dòng chảy của thời đại thì
doanh nghiệp đó sẽ lạc hậu và lùi về phía sau. Nắm được xu thế của thời đại, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ liên quan như kế toán, hành chính, nhân sự… Trong đó, không thể không kể đến các lĩnh vực như Hải Quan, Bảo hiểm, Thuế….đã thực hiện triển khai mô hình điện tử. Thực hiện chuyển đổi số, tiến tới
xây dựng nền kinh tế số, ngày 12/9/2018, Chính phủ ban hành Nghị định
119/2018/NĐ-CP quy định chi tiết nhóm đối tượng bắt buộc phải áp dụng
hóa đơn điện tử khi cung cấp dịch vụ, hàng hóa. Thời hạn để doanh nghiệp chuyển đổi sang hóa đơn điện tử không còn nhiều, doanh nghiệp nên chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng và con người để áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tránh tình trạng bị động hay rủi ro, chậm thời gian chuyển đổi sang hóa đơn điện tử. Về lợi ích, hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm các thủ tục hành chính với cơ quan Thuế. Sử dụng hóa đơn điện tử doanh nghiệp không lo bị thất lạc, mất mát hóa đơn từ đó tiết kiệm khoản chi phí nộp phạt khi mất, hỏng hóa đơn. Doanh nghiệp thực hiện phát hành và gửi hóa đơn cho khách hàng một cách tiện lợi thông qua các phương tiện truyền thông internet đơn giản như Email, sms… Từ đó giúp khách hàng không phải đợi quá lâu để lấy hóa đơn hoặc tình trạng nhân viên “gian lận” không xuất hóa đơn cho khách. Với việc triển khai hóa đơn điện tử, không những doanh
nghiệp nhận được những giá trị hữu hình mà còn nhận được những giá trị
vô hình khác, không thể quy đổi thành tiền. Các giá trị có thể kể đến là
giá trị cơ hội khi cung cấp cho khách hàng dịch vụ hiện đại, nhanh
chóng, tiện ích, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp,
tạo trải nghiêm khách hàng tốt khi cung cấp sản phẩm dịch vụ. Theo các chuyên gia, rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là tư duy cũ và tâm lý ngại chuyển mình. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn tồn tại trong thương trường khốc liệt như hiện nay thì doanh nghiệp không thể giữ cách thức hoạt động cũ bởi việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử chỉ còn là vấn đề về thời gian. Công ty TCT là một trong những đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế thẩm định và chứng nhận từ năm 2011. Phần mềm hóa đơn điện tử TCT-invoice.vn của Công ty Nam Phương đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ cần thiết của hóa đơn điện tử và đã triển khai thành công cho rất nhiều doanh nghiệp. |
Hóa đơn điện tử còn làm khó công ty
![]() Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc
Công ty CP giải pháp doanh nghiệp VES VN (Hà Nội), công ty đang nhận
được nhiều hóa đơn điện tử
(HĐĐT) do người bán phát hành có ngày lập (ngày bàn giao quyền sở hữu
hàng hóa hoặc ghi nhận dịch vụ hoàn thành không phân biệt thu tiền hay
chưa thu tiền) và ngày ký trên hóa đơn (ngày thực hiện thao tác ký số
điện tử vào HĐĐT) khác nhau. Chúng tôi có kiến nghị thì nhận thấy một số công văn và câu trả
lời của cục thuế và Tổng cục Thuế mâu thuẫn, dẫn tới khó khăn trong việc
hạch toán kế toán, kê khai thuế để được tính vào chi phí được trừ, khi
tính thuế thu nhập doanh nghiệp (DN)”, vị này cho biết.
Lãnh đạo một DN khác tại Hà Nội cũng cho biết, nhiều nơi không chấp
nhận, không cho DN được kê khai để tính thuế, khiến công ty chịu thiệt
nhiều tỉ đồng. “Ngày hôm nay tôi lập HĐĐT thì nên coi như là đã hoàn
thành giao dịch. Còn việc chữ ký của người đại diện pháp luật
có thể do họ bận hoặc đi công tác mấy ngày sau mới ký, đó cũng là điều
hết sức bình thường. Cơ quan thuế đã có mã số, chữ ký điện tử... có thể
kiểm soát được, hoàn toàn không lo việc thất thu thuế”, lãnh đạo DN này
chia sẻ. Công ty CP Angel VN (Đồng Nai) gặp rắc rối liên quan tới chữ ký số
là trên HĐĐT không có giờ, ngày, tháng, năm ký số. Cục Thuế tỉnh Đồng
Nai trả lời DN, hóa đơn này không hợp lệ, người bán và công ty phải lập
văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, thông báo với cơ quan thuế về việc
hủy HĐĐT đã lập có sai sót nêu trên. Đồng thời, người bán lập HĐĐT mới
thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho công ty. Công ty Angel cho rằng, việc
hướng dẫn của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai là chưa hợp lý, vì trước khi các
DN sử dụng HĐĐT, có gửi thông báo phát hành hóa đơn và mẫu hóa đơn cho
cơ quan thuế quản lý. Các cơ quan thuế phải có nhiệm vụ kiểm tra mẫu hóa
đơn có hợp lệ hay không mới cho DN sử dụng. Còn người mua khi nhận HĐĐT
chỉ vào trang web của Tổng cục Thuế kiểm tra hóa đơn đã phát hành hay
chưa mới nhận hóa đơn từ người bán. Bà Nguyễn Hoài Hương, đại diện Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng
(GAET), đặt vấn đề chữ ký số trên HĐĐT có bắt buộc thể hiện ngày ký hay
không? “Chúng tôi đã có văn bản hỏi trực tiếp Tổng cục Thuế nhưng đến
nay chưa có văn bản hướng dẫn về việc này. Trong khi đó, các chi cục
thuế tại địa phương yêu cầu bắt buộc phải thể hiện ngày ký, phát hành
chữ ký số”, bà Hương nói, và kiến nghị cần sớm có thông tư hướng dẫn cụ
thể cho các DN. |
599 Doanh nghiệp tại Long An đã đăng ký hóa đơn điện tử
![]() Đặc biệt, Cục Thuế Long An cũng đã hoàn thành triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử; tăng cường tuyên truyền vận động, hướng dẫn DN triển khai HĐĐT theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ…, bước đầu đã mang lại kết quả được cho là khá tích cực. Đại diện Cục Thuế Long An cho biết, trước tâm lý e ngại, chờ đợi của DN, đơn vị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ về HĐĐT đến NNT. Cụ thể đến nay, Cục Thuế Long An đã 4 lần tổ chức đối thoại với hơn 900 lượt DN tham dự. Cũng tại các hội nghị đối thoại, Cục Thuế Long An đã phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm HĐĐT như Công ty Misa, VNPT, Công ty SoftDream trực tiếp hướng dẫn và giải đáp vướng mắc của DN về HĐĐT như khởi tạo hóa đơn, lưu trữ hóa đơn, cách thức điều chỉnh hóa đơn, hủy hóa đơn; thực hiện chuyển đổi HĐĐT; ngày lập và ngày ký trên HĐĐT khác nhau thì kê khai thuế như thế nào…, để giúp cho NNT hiểu và an tâm sử dụng HĐĐT. Ngoài ra, Cục Thuế Long An cũng đã tăng cường phối hợp với các cơ quan báo, đài địa phương cũng như đăng tải trên trang web của cục thuế nhiều tin, bài viết tuyên truyền về tính năng, lợi ích của HĐĐT. Tư vấn trực tiếp cho DN, trả lời thông qua văn bản, qua mail nhằm giúp DN, NNT hiểu, chủ động triển khai áp dụng hình thức HĐĐT, tránh rủi ro khi đến thời hạn bắt buộc sử dụng HĐĐT mà DN chưa thực hiện được sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nhờ được tuyên truyền đầy đủ về lợi ích, đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An có khoảng 600 DN do cục thuế quản lý đã thông báo phát hành, sử dụng HĐĐT, chiếm khoảng 30% số DN. Để nâng cao nhận thức của DN về HĐĐT, Cục Thuế Long An đang tiếp tục tăng cường phối hợp với các nhà cung cấp phần mềm HĐĐT tổ chức nhiều cuộc hội nghị hướng dẫn cụ thể, chi tiết đến NNT các bước chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật và các thao tác lập, sử dụng HĐĐT; phối hợp các cơ quan báo, đài tuyên truyền rộng rãi đến NNT; cung cấp số điện thoại hỗ trợ về HĐĐT để giúp NNT chuyển sang thực hiện HĐĐT./. |
Từ 1/7/2022 mới bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Luật Quản lý thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2020. Riêng các quy định
về in hoá đơn điện tử, chứng từ điện tử tới tháng 7/2022 mới có hiệu lực thi hành. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được khuyến khích áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của luật này trước ngày 1/7/2022. Nên Quý Doanh Nghiệp an tâm đặt in hóa đơn giấy tại Công ty Nam Phương nhé. Chi cục thuế chỉ khuyến khích chuyển sang hóa đơn điện tử Luật Quản lý thuế (sửa đổi) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng nay (13/6), với hơn 91,3% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. ![]() Luật gồm 17 chương 152 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 151 (Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực từ ngày 1/7/2022). Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được khuyến khích áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của luật này trước ngày 1/7/2022. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo bổ sung hành vi nghiêm cấm trong việc chuyển giá vào khoản 1 Điều 6 của dự thảo Luật. Đồng thời, hành vi trốn thuế đã bao hàm nội dung về tránh thuế, do vậy UBTVQH xin Quốc hội không bổ sung trong dự thảo Luật. Theo đó, khoản 1 Điều này được quy định như sau: "Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế", ông Nguyễn Đức Hải nêu rõ. Ngoài ra, rà soát bỏ quy định về hành vi bị cấm tại khoản 3 Điều 95 về hệ thống thông tin của người nộp thuế tại dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 để bổ sung hành vi bị cấm đối với việc làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá huỷ hệ thống thông tin về người nộp thuế tại khoản 8 Điều 6 của dự thảo Luật. Riêng hành vi cấm xuất hoá đơn ảo, làm hợp lý hoá chi phí đã được quy định tại khoản 7 Điều 6 của dự thảo Luật, do đó, UBTVQH xin Quốc hội cho phép giữ như dự thảo Luật đã trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 lần này. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật. Bán hàng, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin về người nộp thuế./. Tham khảo luật quản lý: Tại đây |
Đánh giá giải pháp an toàn hóa đơn điện tử
Trong chia sẻ với TCT-invoice hôm nay, ngày 25/2/2019, ông Ngô Tuấn Anh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch hóa đơn điện tử Việt Nam cho biết, thời điểm hiện tại Câu lạc bộ đã hoàn tất bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của các giải pháp hóa đơn điện tử, chữ ký số đang được các doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. “Việc đánh giá sẽ được chúng tôi thực hiện trên tinh thần tự nguyện tham gia của các nhà cung cấp và sẽ đánh giá toàn diện các vấn đề an ninh từ thiết kế hệ thống hạ tầng, phần mềm, đảm bảo an ninh cho ứng dụng, sao lưu/phục hồi dữ liệu... cho tới các quy trình vận hành đảm bảo an ninh. Ngoài ra, với chữ ký số, bên cạnh các nội dung kể trên, Ban tổ chức còn dự kiến đánh giá cả mức độ an toàn của quy trình cấp phát chữ ký số”, ông Ngô Tuấn Anh cho hay. Chia sẻ thêm về việc đánh giá an toàn dịch vụ in hóa đơn điện tử, ông Ngô Tuấn Anh nhấn mạnh: “Do hóa đơn điện tử là dịch vụ đặc biệt, liên quan tới số liệu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Ban tổ chức mong muốn việc đánh giá các giải pháp hóa đơn điện tử an toàn sẽ giúp cho các doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ đảm bảo. Chúng tôi cũng kỳ vọng kết quả đánh giá sẽ là một tiêu chí để cơ quan thuế tham khảo trong việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp khi chuyển từ sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử”.
Việc sử dụng hóa đơn điện tử đang trở thành xu thế phát triển tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Theo Nghị định 119 ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lộ trình chuyển đổi từ việc sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử được thực hiện trong vòng 24 tháng, từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020. Theo đó, nhóm doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1/11/2018 thì vẫn tiếp tục dùng bình thường, không cần thay đổi; còn nhóm doanh nghiệp chưa sử dụng hóa đơn điện tử được phép dùng hóa đơn giấy đến hết ngày 31/10/2020 và bắt buộc phải chuyển sang dùng hóa đơn điện tử từ ngày 1/11/2020. Đối với chữ ký số, sau hơn 10 năm triển khai, đến nay chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã trở thành một dịch vụ CNTT quan trọng và ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Chữ ký số được đánh giá là giải pháp quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, tính xác thực và tính chống chối bỏ trong các giao dịch điện tử. Đặc biệt, các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số mang tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ, phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như các hoạt động phát triển thương mại điện tử. Theo số liệu của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), hiện tại, thị trường chữ ký số công cộng đã có sự tham gia của 10 nhà cung cấp dịch vụ gồm TCT-Invoice, VNPT-CA, BKAV-CA, FPT-CA, Viettel-CA, Safe-CA, SmartSign (VinaCA), CA2 (Nacencom), Newtel-CA, EFY-CA và TrustCA. Đại diên lãnh đạo NEAC đánh giá, một trong những kết quả đáng ghi nhận của chữ ký số sau hơn 10 năm được triển khai là đã góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội… Đặc biệt trong lĩnh vực thuế, gần 100% doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục qua mạng sử dụng chữ ký số. |
In hóa đơn điện tử vẫn cần chữ ký người mua
Tại Hội nghị đối thoại giữa DN và chính quyền TP.HCM mới đây, nhiều DN bức xúc vì in hóa đơn điện tử nhưng vẫn đòi... chữ ký người mua. Một khó khăn khác phát sinh trong thực tiễn là ngày khởi tạo và ngày phát hành hóa đơn khác nhau không biết hóa đơn có hợp lệ không, ngày khai thuế sẽ là ngày khởi tạo hay ngày xuất hóa đơn... Các DN đều kiến nghị ngành thuế sớm tháo gỡ. Trong khi đó cơ quan thuế hiện nay mỗi nơi quy định mỗi kiểu. Trao đổi với Tuổi Trẻ, giám đốc một DN kinh doanh tại Q.12 (TP.HCM) cho biết ngay cả việc kê khai các điều kiện với cơ quan thuế, các nhà cung cấp dịch vụ trung gian cũng kê khai thay chứ DN khó thỏa các điều kiện trên. Tại nhiều chi cục thuế, cơ quan thuế chỉ xét trên kê khai của DN chứ không xuống kiểm tra thực tế nhằm tạo điều kiện cho DN. Tuy nhiên tại một số địa phương, cơ quan thuế cũng hỏi DN có máy vi tính chưa, đường truyền tốc độ bao nhiêu, có nhân lực đủ trình độ vận hành hay không?. Một số
chi cục thuế công nhận để tạo điều kiện thuận lợi cho DN đăng ký, hiện
chỉ yêu cầu DN tự khai theo mẫu quy định và tự chịu trách nhiệm chứ
không xuống kiểm tra. Và hiện các DN đều đăng ký hóa đơn điện tử qua
trung gian vì không thể đáp ứng được điều kiện. Theo luật sư, do chưa có quy định rõ ràng nên hiện nay những DN đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử vẫn phải in song song hóa đơn giấy để vận chuyển hàng hóa đi đường vì lo bị "ách" lại nếu không có hóa đơn chứng từ. Theo ông Xoa, đây là vấn đề khiến DN rất lo lắng nhưng bản dự thảo thông tư hướng dẫn nghị định 119 mới đây cũng chưa giải quyết được vướng mắc của DN. Chẳng hạn, theo dự thảo, với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, khi đi trên đường DN không cần in hóa đơn giấy. Khi cần kiểm tra hàng, người có thẩm quyền sẽ phải truy cập cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin. Nhưng ở trường hợp bất khả kháng lại quy định rất lòng vòng, không biết thực hiện thế nào. Cụ thể, nếu không truy cập được vào hệ thống, dự thảo quy định người vận chuyển nếu có hóa đơn giấy xuất trình cho người có thẩm quyền thì hàng hóa sẽ được lưu thông. Còn nếu người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy, khi ấy người có thẩm quyền... phải truy cập cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của DN. "Nếu vẫn không thể truy cập mạng Internet, liệu có cho lưu thông hàng hóa tiếp tục hay không?" - ông Xoa đặt câu hỏi. Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, chính vướng mắc về vận chuyển hàng hóa trên đường khiến nhiều DN đã sử dụng hóa đơn điện tử vẫn phải in song song ra giấy. Nhiều DN khi mua hàng cũng cứ đòi hóa đơn giấy cho chắc ăn, nếu không in hóa đơn giấy sẽ... không mua. Hiện các bệnh viện cũng phải "vừa điện tử vừa giấy". Lý do là một số công ty bảo hiểm không chấp nhận chi bồi thường cho người bệnh bằng hóa đơn điện tử nên người bệnh đề nghị bệnh viện cung cấp hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy. |