Tại Hội nghị đối thoại giữa DN và chính quyền TP.HCM mới đây, nhiều DN bức xúc vì in hóa đơn điện tử nhưng vẫn đòi... chữ ký người mua. Một khó khăn khác phát sinh trong thực tiễn là ngày khởi tạo và ngày phát hành hóa đơn khác nhau không biết hóa đơn có hợp lệ không, ngày khai thuế sẽ là ngày khởi tạo hay ngày xuất hóa đơn... Các DN đều kiến nghị ngành thuế sớm tháo gỡ. Trong khi đó cơ quan thuế hiện nay mỗi nơi quy định mỗi kiểu. Trao đổi với Tuổi Trẻ, giám đốc một DN kinh doanh tại Q.12 (TP.HCM) cho biết ngay cả việc kê khai các điều kiện với cơ quan thuế, các nhà cung cấp dịch vụ trung gian cũng kê khai thay chứ DN khó thỏa các điều kiện trên. Tại nhiều chi cục thuế, cơ quan thuế chỉ xét trên kê khai của DN chứ không xuống kiểm tra thực tế nhằm tạo điều kiện cho DN. Tuy nhiên tại một số địa phương, cơ quan thuế cũng hỏi DN có máy vi tính chưa, đường truyền tốc độ bao nhiêu, có nhân lực đủ trình độ vận hành hay không?. Một số
chi cục thuế công nhận để tạo điều kiện thuận lợi cho DN đăng ký, hiện
chỉ yêu cầu DN tự khai theo mẫu quy định và tự chịu trách nhiệm chứ
không xuống kiểm tra. Và hiện các DN đều đăng ký hóa đơn điện tử qua
trung gian vì không thể đáp ứng được điều kiện. Theo luật sư, do chưa có quy định rõ ràng nên hiện nay những DN đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử vẫn phải in song song hóa đơn giấy để vận chuyển hàng hóa đi đường vì lo bị "ách" lại nếu không có hóa đơn chứng từ. Theo ông Xoa, đây là vấn đề khiến DN rất lo lắng nhưng bản dự thảo thông tư hướng dẫn nghị định 119 mới đây cũng chưa giải quyết được vướng mắc của DN. Chẳng hạn, theo dự thảo, với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, khi đi trên đường DN không cần in hóa đơn giấy. Khi cần kiểm tra hàng, người có thẩm quyền sẽ phải truy cập cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin. Nhưng ở trường hợp bất khả kháng lại quy định rất lòng vòng, không biết thực hiện thế nào. Cụ thể, nếu không truy cập được vào hệ thống, dự thảo quy định người vận chuyển nếu có hóa đơn giấy xuất trình cho người có thẩm quyền thì hàng hóa sẽ được lưu thông. Còn nếu người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy, khi ấy người có thẩm quyền... phải truy cập cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của DN. "Nếu vẫn không thể truy cập mạng Internet, liệu có cho lưu thông hàng hóa tiếp tục hay không?" - ông Xoa đặt câu hỏi. Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, chính vướng mắc về vận chuyển hàng hóa trên đường khiến nhiều DN đã sử dụng hóa đơn điện tử vẫn phải in song song ra giấy. Nhiều DN khi mua hàng cũng cứ đòi hóa đơn giấy cho chắc ăn, nếu không in hóa đơn giấy sẽ... không mua. Hiện các bệnh viện cũng phải "vừa điện tử vừa giấy". Lý do là một số công ty bảo hiểm không chấp nhận chi bồi thường cho người bệnh bằng hóa đơn điện tử nên người bệnh đề nghị bệnh viện cung cấp hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy. |
TIN TỨC > Tin nội bộ >